10 thg 11, 2011

Tàu Thám Hiểm Apollo 13 - Apollo 13 (1995)

 - Tên phim: Tàu Thám Hiểm Apollo 13 - Apollo 13 (1995)
- Đạo diễn: Ron Howard
- Diễn viên: Tom Hanks, Bill Paxton, Kevin Bacon
- Nhà sản xuất: Universal Pictures, Imagine Entertainment
- Thời lượng: 140 phút
- Thể loại: Phiêu Lưu
- Quốc gia: Mỹ
- Giới thiệu: Ngày 20/7/1969, cả nước Mỹ chào mừng sự kiện phi hành gia Neil Amstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng cùng tàu vũ trụ Apollo 11. Không thỏa mãn với thành tựu ban đầu trong cuộc đua chinh phục không gian với Liên Xô, quốc hội Mỹ yêu cầu NASA tiếp tục phóng tàu Apollo 12. Chuyến đi cũng thành công tốt đẹp.

Vài tháng sau, Jim Lovell (Tom Hanks), phi hành gia từng thực hiện 3 chuyến bay vào không gian, nhận được thông báo rằng anh sẽ chỉ huy chuyến bay của Apollo 13 lên Mặt Trăng. Trong phi hành đoàn, ngoài Jim còn có Fred Haise (Bill Paxton) và Ken Mattingly (Gary Sinise). Trước chuyến đi, họ được tham quan khu vực lắp ráp tàu con thoi, tên lửa Saturn V (chuyên sử dụng để đưa tàu con thoi lên vũ trụ) và nhiều địa điểm tối mật khác.

Phương án bay lên Mặt Trăng của Apollo 13 không có gì khác so với chuyến bay của Neil Amstrong. Phi thuyền được chia ra thành nhiều đơn vị, bao gồm khoang điều khiển (Command Module), khoang hỗ trợ (Service Module) và khoang Mặt trăng (Lunar Module) để hạ cánh. Khoang điều khiển chứa một hệ thống hỗ trợ cuộc sống cho một phi hành đoàn ba người trong trong chuyến bay năm ngày lên Mặt Trăng rồi quay về. Nó được bọc một vỏ bảo vệ nhiệt để bảo vệ phi hành đoàn khi họ quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất. Khoang đổ bộ sẽ tách ra khỏi khoang điều khiển trên quỹ đạo Mặt Trăng và đưa hai phi hành gia xuống bề mặt Mặt Trăng, sau đó quay trở lại khoang điều khiển.

Hai ngày trước giờ phóng, Jim được bác sĩ thông báo rằng Ken mắc bệnh sởi. Ngay lập tức, anh quyết định loại Ken và đưa Jack Swigert (Kevin Bacon), một phi hành gia trẻ, vào vị trí lái khoang điều khiển, bất chấp sự phản đối của Fred và sự buồn bã của Ken.

Rồi thời khắc mà cả nước Mỹ mong đợi đã đến. Vào 13h ngày 11/4/1970, hàng triệu người Mỹ theo dõi cảnh phóng tàu Apollo 13. Quá trình phóng diễn ra tốt đẹp, nhưng vào lúc 21h ngày 13/4, khi con tàu bay lên tới quỹ đạo Mặt Trăng thì sự cố đầu tiên xảy ra: một trong 5 động cơ của tên lửa ngừng hoạt động. Tiếp theo, thùng chứa oxy lỏng trong khoang điều khiển nổ tung do sự thiếu kinh nghiệm của Jack. Do tác động của vụ nổ, hệ thống máy tính không làm việc, các buồng điện hỏng hoàn toàn và phần lớn oxy trong tàu thất thoát ra ngoài.

Bất chấp những nỗ lực của 3 phi hành gia và đội ngũ nhân viên kỹ thuật ở trung tâm điều khiển chuyến bay tại Houston, Jim nhận ra rằng họ không còn cơ hội đổ bộ lên Mặt Trăng nữa. Khoang điều khiển Odyssey hư hỏng hoàn toàn và họ chỉ có thể trở về Trái Đất bằng khoang đổ bộ Aquarius.

Tại trung tâm điều khiển, John Young, giám đốc giám sát chuyến bay, yêu cầu Ken Mattingly giúp đỡ trong việc đưa phi thuyền trở về. Sau khi ngắt toàn bộ hệ thống trên khoang chỉ huy, khởi động khoang đổ bộ và đặt chế độ bay tự động về Trái Đất, phi thuyền bay qua nửa tối của Mặt Trăng. Lượng điện và khí oxy trong tàu còn lại rất ít trong khi tàu vẫn tiếp tục trôi vô định.

Cứ mỗi giây trôi qua là cái chết lại đến gần hơn với các phi hành gia. Nếu tàu không thể quay lại trái đất, thì sẽ lạc mãi mãi trong không gian. Để đưa con tàu về, giải pháp nhanh chóng và thông thường nhất là đốt động cơ và cho quay tàu lại. Nhưng John Young cho rằng chưa chắc đây sẽ là giải pháp an toàn và tối ưu. Bình chứa oxy vẫn chưa cạn kiệt và thời gian vẫn còn. Vì vậy, ông yêu cầu nhân viên của mình phân tích bằng cách đặt câu hỏi trong ba ngày, tức là dựa vào khả năng và phán đoán của họ để tìm cách đưa các phi hành gia trở về an toàn ......


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog